NHỮNG THỰC PHẨM KỴ NHAU
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 1 cho biết: Các bà mẹ không nên dùng nước rau quả pha chung với sữa cho trẻ uống vì về lâu dài sẽ bị bệnh Methemoglobin (một loại bệnh gây khó thở, tím tái và tử vong).
Cũng theo BS Hoa, không cho trẻ ăn óc heo chung với trứng gà vì sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu dễ bị tử vong do cao huyết áp.
Còn Ông Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có khuyến cáo: Không nên dùng chung một số cặp thực phẩm như sau, vì có thể làm cho thực phẩm mất chất dinh dưỡng, khó tiêu hóa:
Nước cam và sữa bò không nên uống liền nhau
Đổ ly nước cam vào sữa bò, bạn sẽ thấy, gần như ngay lập tức, hiện tượng kết tủa xảy ra.
Đó là kết quả của phản ứng giữa axit pectic trong nước cam, quýt với cazein trong sữa bò. Hỗn hợp kết tủa đó của sữa và nước cam sẽ rất khó được dạ dày tiêu hoá.
"Điểm danh" những thực phẩm kị nhau
Vì thế, nếu ai uống cùng lúc hai loại nước ngày thì sẽ thấy bụng ọc ạch, ấm ách rất khó chịu. Để tránh hiện tượng đó, tốt nhất nên uống riêng rẽ từng loại với khoảng thời gian cách quãng nhất định.
Nếu bắt buộc phải uống cùng lúc thì nên uống sữa bò trước rồi uống nước cam sau. Khi đó, sữa đã bị thủy phân một phần khi hòa trộn với axit của dạ dày nên có gặp nước cam cũng không gây hại gì.
Sữa đậu nành phối hợp với trứng gà gây khó tiêu: Trong sữa đậu nành có protidaza kiềm chế protein trong trứng gà, ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.
Phốt-pho hiện diện nhiều trong thịt đỏ (heo, bò, cừu…), các loại đậu đỗ… cũng giúp làm tăng hấp thu canxi nếu tỷ lệ trong ruột là một phốt-pho/hai canxi. Phốt-pho tăng hoặc giảm hơn tỷ lệ này đều làm sự hấp thu canxi giảm đi. Ngoài các thức ăn tự nhiên, phốt-pho còn có nhiều trong các nước uống công nghiệp.
Vì vậy, không nên uống sữa và uống nước ngọt cách nhau dưới hai giờ. Không ít người dùng sữa để uống thuốc, điều này không nên vì sữa tạo ra môi trường kiềm, trong sữa còn có nhiều kali, sắt… gây cản trở hấp thu thuốc, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Theo dân gian, khoai lang và quả hồng là cặp thực phẩm nên tránh kết hợp. Nhiều người biết rằng, khoai lang chứa nhiều đường và tinh bột khi vào dạ dày khiến dạ dày tiết nhiều axit clohydric. Quả hồng có chứa tanin (vị chát) khi vào dạ dày sẽ chuyển hóa thành axit tanic.
Nếu axit clohydric liên kết với chất chát và một số chất trong quả hồng thì tạo thành chất lắng đọng. Dưới tác dụng của axit và sự nhào nặn của dạ dày, chất này bền, không tan, gây khó tiêu và đặc biệt khó thải ra ngoài, có thể dẫn đến sỏi thận.
Chớ để củ cải trắng và các loại lê, táo, nho gặp gỡ nhau trong dạ dày
Khi vào dạ dày, muối axit cianogen, lưu huỳnh trong củ cải sẽ chuyển hóa thành axit cianogen gây ảnh hưởng đến tuyến giáp.
Còn táo, nho có chất đồng ceton, dễ bị vi khuẩn phân giải thành axit benzoic gốc OH. Nếu ăn củ cải cùng lúc với hoa quả này, loại axit này làm tăng sức ép của cianogen lưu huỳnh gây suy tuyến giáp trạng.
Tanin trong các loại thực vật có vị chát như trà, ổi… ngăn cản sự hấp thu của hầu hết vi khoáng như sắt, kẽm, đồng… Vì vậy, không nên uống trà đặc sau khi ăn các thức ăn giàu vi khoáng như hải sản, rong biển, thịt đỏ… ít nhất hai giờ.
Thời gian này cần thiết để cho hai chất kỵ nhau không “ở chung” một chỗ. Nhờ vậy, chất dinh dưỡng mới được cơ thể hấp thu ở mức tối đa.
Còn trong các vị thuốc Đông y, Lương y đa khoa Phùng Tuấn Giang, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường cho biết: Có những vị thuốc, thực phẩm không dùng với nhau hay cần phải kiêng kị khi dùng thuốc. Như:
- Cam thảo không dùng với hải tảo (rong biển)
- Khi dùng thuốc Đông y không ăn rau muống, đậu xanh sẽ làm mất tác dụng của thuốc.
- Dùng Đông y để chữa đau nhức thì phải kiêng tôm, cua, thịt gà vì dễ gây động phong làm đau nhức tăng thêm.
Một số khuyến cáo khác theo dân gian:
Mật ong và bột sắn dây: Từng có nhiều lời đồn đại cho rằng uống bột sắn dây pha bằng mật ong khiến chết bất đắc kỷ tử. Nhưng theo các chuyên gia, không có chuyện này, trừ phi bột sắn bị pha tạp chất (có thể là thạch cao), gây ứ trệ trong dạ dày.
Thịt gà và rau kinh giới: Các bà nội trợ thường trộn món gỏi gà hoặc chế biến món gà luộc với rau sống, trong đó có kinh giới. Hãy cẩn thận, rau này dùng chung với thịt gà sẽ gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu. Nếu ăn thường xuyên có thể khiến bạn khó đi ngoài.
Sữa đậu nành và mật ong
Đã có nhiều ý kiến cảnh báo rằng chúng ta không nên dùng sữa đậu nành hoặc đậu hũ (đậu non) cùng với mật ong. Nguyên nhân do mật ong chứa axit formic nên khi gặp đậu nành có nhiều protein sẽ gây ra hiện tượng kết tủa, dẫn đến tình trạng khó tiêu.
Thịt dê, thịt chó với nước chè
Sau khi ăn hai loại thịt này, nếu bạn dùng ngay một tách nước chè, chất a-xit tanin từ chè sẽ kết hợp với protein trong thịt, tạo thành chất tanalbit. Chất này làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột, khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, dẫn đến táo bón, gây nguy cơ ung thư.
Trứng vịt và tỏi
Các bà nội trợ thường hay dùng một chút tỏi để phi thơm với dầu khi tráng (chiên) trứng. Thế nhưng, tỏi có thể biến thành chất độc gây hại cho cơ thể khi kết hợp chung với trứng, đặc biệt là khi tỏi dùng để khử quá cháy sém. Nếu lỡ “nghiện’ món trứng tráng, bạn nhớ chỉ nên cho chút hành vào khử dầu, bỏ thói quen dùng tỏi.
Vitamin C và các loại động vật có vỏ sống dưới nước
Tôm, cua, sò, ốc… chứa chất asen hoá trị 5, không gây độc cho cơ thể. Thế nhưng, khi ăn loại thực phẩm này, lại uống vitamin C như viên sủi, nước chanh, cam… chất asen trên sẽ chuyển thành asen hoá trị 3 hay thạch tín. Đây là chất độc gây chết người. Bạn nên tránh nấu tôm với rau quả như cà chua, ớt, rau ngót…
Nhiều người bị ngộ độc khi ăn măng, sắn tươi (củ mì). Chúng chứa một loại glucozit, mà khi gặp nước, axit hoặc men tiêu hoá, sẽ tạo thành axit cyanhydric ở thể tự do, chất này hay gây ngộ độc. Khi ăn sắn, bạn nhớ bóc hết lớp vỏ dầy, cắt khúc, đem ngâm nước rồi nấu chín.
Ngoài ra, cà chua xanh và khoai tây dễ gây ngộ độc vì có chứa solanin. Chất này có nhiều ở vỏ khoai tây, nhất là mầm khoai. Do đó, bạn không nên ăn cà chua xanh và nhớ gọt kỹ vỏ khoai.
0 comments